Trong ấn tượng của Thái Châu, Lam Phương là người hài hước, vui tính. Có lần ông hỏi thẳng đàn anh: Vì sao em có diễm phúc được anh để ý, giao những bài mới toanh như vậy?, nhạc sĩ cho hay bên cạnh cá tính của Thái Châu, ông cũng muốn một giọng ca mới thể hiện những bài hát đặc biệt của mình.
Trong số đó, Thái Châu nhớ nhất lần thu bài Giọt lệ sầubởi nó được khán giả yêu thích hết sức nồng nhiệt. Lúc ấy, do người yêu nhạc "giục" quá, Lam Phương mới viết bài Giọt lệ sầuđáp lại tình cảm ấy. Bản solo Giọt lệ sầucủa Thái Châu cứ được tái bản đến mãi sau này mới có thêm phiên bản song ca nam nữ.
Danh ca nói: "Tôi biết ơn sự ưu ái anh Lam Phương dành cho tôi rất nhiều". Sau khi thu âm, tất cả bản thu của Thái Châu đều làm Lam Phương rất hài lòng. Nhạc sĩ còn dí dỏm nói với đàn em: "Nếu cứ hát như thế, sẽ còn nhiều tác phẩm nữa để dành cho cậu".
Thái Châu hát 'Giọt lệ sầu' (sáng tác: Lam Phương)
Sau này, vài lần vợ chồng Thái Châu đến nhà thăm Lam Phương bệnh, nhạc sĩ khoe còn rất nhiều bài hát để trong tủ chưa có người thể hiện. Danh ca hỏi vui: "Anh thương em, sao không giao cho em thể hiện?", ông cười đáp: "Từ từ rồi anh cũng sẽ cho ra đời, sẽ nhờ Thái Châu thể hiện thôi!".
Thái Châu thừa nhận, những ca khúc của Lam Phương góp phần lớn trong thành công của mình. "Những nhạc phẩm của anh Lam Phương đã chắp cánh cho tiếng hát của tôi bay xa. Tôi thành danh đến hôm nay có phần quan trọng nhờ âm nhạc của anh ấy", ông nói.
Danh ca 71 tuổi từng nghĩ nếu năm ấy không có những nhạc phẩm Lam Phương, có lẽ là điều bất hạnh với mình. Ông luôn luôn hãnh diện việc được cố nhạc sĩ tin tưởng giao nhiều bài hay cho mình thể hiện, nhất là ông rất thần tượng đàn anh.
Lúc Lam Phương qua đời, vợ chồng Thái Châu cứ nhìn nhau nghẹn lời, không nói được gì vì quá buồn. Ông biết bệnh tình của đàn anh trong nhiều năm qua nhưng vẫn giữ hi vọng Lam Phương có thể viết một bài nào đó gửi đến những người yêu nhạc đang mong chờ.
Tháng 11 tới, gia đình nhạc sĩ Lam Phương dự định đưa tro cốt ông từ Mỹ về Việt Nam chôn cất. Dịp này, đêm nhạc chủ đề Ngày hạnh phúcđược tổ chức tại nhà hát Hòa Bình hôm 26/11 nhằm tưởng niệm tác giả nổi tiếng.
Thái Châu - một trong những ca sĩ có mặt trong đêm nhạc - cho biết mình luôn sẵn sàng tham gia các đêm nhạc tri ân Lam Phương. Giống như Lam Phương sinh thời, bất cứ lúc nào nhạc sĩ cần là ông luôn ưu tiên việc đó. Trong đêm nhạc, Thái Châu hát Tình đẹp như mơ, Tình chết theo mùa đôngvà song ca Lệ Quyên bài Tình bơ vơ.
" alt=""/>Danh ca Thái Châu chia sẻ về cố nhạc sĩ Lam PhươngĐối tượng Phạm Công Duy cùng các tang vật bị cơ quan điều tra thu giữ |
“Cầu” cần gì, “cung” có đó
Kết quả điều tra cho thấy, những người có nhu cầu cấp chứng chỉ cần gửi ảnh 3 x 4, chụp chứng minh thư nhân dân cùng yêu cầu làm chứng chỉ ngoại ngữ A1, A2, B1, B2… hoặc chứng chỉ Tin học. Mỗi loại lại có những mức giá khác nhau; chẳng hạn chứng chỉ Tin học giá 1,5 triệu, chứng chỉ ngoại ngữ khoảng 3 - 5 triệu (A2 là 3 triệu, B1 và B2 là 5 triệu).
Hình thức giao dịch của đối tượng Huy hoàn toàn gián tiếp. Đối tượng này thường tự giới thiệu mình là cán bộ của Trường ĐH Hà Nội, do vậy có thể can thiệp ở mức độ những người không đi thi nhưng có thể ghi tên vào danh sách thi để có chứng chỉ. Khi xác minh, cơ quan công an được biết, nhóm “khách hàng” ở Bắc Ninh của Huy đã chuyển 3 - 4 lần tiền cho đối tượng, với tổng số tiền khoảng 50, để đổi lại những chứng chỉ do hắn tự sản xuất.
Khai thác thông tin về đối tượng Huy, bằng các nghiệp vụ chuyên môn, cơ quan điều tra phát hiện đối tượng này tên thật là Cấn Văn Tuấn, sinh năm 1994, quê quán thôn 2, Kim Quang, Thạch Thất (Hà Nội). Đối tượng này thường thuê một người xe ôm tên là Hạnh (nhà ở Trung Kính, Hà Nội) chở chứng chỉ, văn bằng giả để giao dịch. Các chứng chỉ, văn bằng giả này được Tuấn đặt từ người có tên Hưng thông qua số điện thoại 0984400xxx bằng Zalo. Hưng bán chứng chỉ giả cho Tuấn với giá 800.000 đồng/chứng chỉ. Giá Tuấn bán cho các đối tượng khác thì tăng lên theo nhu cầu.
Hai đối tượng này thường xuyên trao đổi qua Zalo để giao dịch mua bán, sản xuất văn bằng chứng chỉ giả. Với phương thức chuyển tiền trước cho Tuấn qua tài khoản và đặc biệt là chúng sử dụng rất nhiều tài sản khác nhau, chuyển vòng vèo 3 - 4 tài khoản thì mới về đến tài khoản chính tên của đối tượng.
Thủ đoạn tinh vi
Quá trình điều tra tiếp theo của cơ quan công an lại phát hiện đối tượng Hưng thực ra tên thật là Phạm Công Duy (SN 1990, quê ở Giao Phong, Giao Thủy, Nam Định); nguyên là sinh viên của Trường CĐ Điện lực Nam Định, đã nghỉ học từ năm 2015, hiện sinh sống ở Hà Nội và có theo học lớp đào tạo phần mềm và photoshop, trước khi đi vào con đường phi pháp này.
Hoạt động “kinh doanh” văn bằng chứng chỉ giả của Duy được tính toán rất cẩn thận. Đối tượng thuê 2 căn chung cư khác nhau, một nơi là phòng 1709 khu CT36 phường Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội); một nơi là phòng 3906 tòa HH1A, Linh Đàm, phường Hoàng Liệt cũng thuộc quận Hoàng Mai. Căn chung cư thứ hai này là nơi Duy để các thiết bị, giấy tờ, mực in… phục vụ làm chứng chỉ giả.
Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin và chứng cứ cụ thể, vào lúc 15 giờ ngày 16/4, Cục An ninh Chính trị nội bộ phối hợp với cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) tiến hành triệt phá đường dây này.
Khi ông Hạnh (xe ôm) nhận điện thoại của Cấn Văn Tuấn đến nhận văn bằng chứng chỉ để giao dịch, lực lượng A83 cùng Cục Nghiệp vụ (Bộ Công an) tiến hành khống chế, áp dụng biện pháp ngăn chặn trong tình huống khẩn cấp đối với đối tượng Cấn Văn Tuấn. Trên cơ sở tài liệu và chứng cứ thu thập được, A83 đã phối hợp với Cục An ninh điều tra bắt khẩn cấp Phạm Công Duy, và khám xét nơi ở của đối tượng tại phòng 3906 tòa HH1A, phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.
Tại đây, cơ quan công an đã thu giữ hàng nghìn bộ phôi dùng để sản xuất văn bằng chứng chỉ giả, một máy scan, 2 máy in màu, 2 bộ máy tính, một bộ rập dấu nổi, một máy ép plastic, 9 thẻ ATM, 8 thẻ điện thoại. Thu của Cấn Văn Tuấn 3 điện thoại di động, 4 thẻ ATM.
Theo lời khai ban đầu, Duy là đối tượng trực tiếp sản xuất các loại giấy tờ giả, đồng thời là người đăng tải thông tin trên Internet (chủ yếu qua Zalo và Facebook) để quảng cáo và tìm đại lý tiêu thụ với số lượng lớn. Thời điểm hiện tại, theo lời khai Duy có đến 7 - 8 đại lý trung gian phân phối trên cả nước. Đối tượng thường vào trang web của các nhà trường, các cơ quan quản lý Nhà nước… để tải các mẫu giấy tờ về và sau đó tiến hành chế bản và in. Dấu thì thực hiện dưới hình thức scan, còn chữ ký thì ký sống, dấu nổi thì có bộ dập dấu nổi, còn tem thì nhập từ TPHCM qua một đối tác.
Từ năm 2017 đến nay, đối tượng đã thực hiện thành công hàng nghìn giao dịch trên phạm vi cả nước, số tiền thu được ước tính lên tới hàng tỉ đồng. Trong máy tính của Duy, bất kỳ giấy tờ gì có giá trị về mặt pháp lý, Duy đều làm được và in ra bán cho người tiêu dùng. Không chỉ có văn bằng chứng chỉ Trường ĐH Hà Nội. Còn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì đối tượng làm giả bất kỳ giấy tờ nào mà Nhà nước quy định; từ bằng cử nhân ĐH, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2… cho đến cả giấy ly hôn, kết hôn…
Kẻ mua – người bán đều bị xử lý
Sau khi khám xét 3 địa điểm (nơi ở của đối tượng Tuấn, tại nhà 76, ngõ 110 Trần Duy Hưng) và nơi ở của Duy (Định Công và Linh Đàm), cơ quan điều tra đang tiến hành xác minh về đối tác này và mở rộng vụ án.
Theo lãnh đạo Cục An ninh Chính trị nội bộ, sự việc trên là lời cảnh báo về quản lý Nhà nước trong việc sử dụng những văn bằng, chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Phải chăng đây là kẽ hở để các đối tượng xấu lợi dụng.
Điều đáng lưu ý là trong quá trình giao dịch những người giao dịch đều phải cung cấp chứng minh thư nhân dân và ảnh với mục đích lưu những hồ sơ cá nhân. Sau này nếu có bị kiện thì các đối tượng xấu sẽ tung những hồ sơ này in và gửi về địa phương để khống chế.
Dù với bất cứ mục đích nào, việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả là hành vi gian dối. Nhu cầu mua và sử dụng bằng cấp giả, chứng chỉ giả của nhiều người chính là nguyên nhân tiếp tay cho nạn sản xuất, buôn bán bằng cấp, chứng chỉ giả gia tăng, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội. Hành vi sản xuất, bán văn bằng, chứng chỉ giả cũng như sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả khi bị phát hiện đều bị xử lý nghiêm.
Theo Trịnh Huyền (Giáo dục và Thời đại)
Khi có đầy đủ cơ sở sẽ đề xuất thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Võ Hoà Thuận trong vụ ép cô giáo quỳ xin lỗi.
" alt=""/>Thêm một đường dây mua bán văn bằng, chứng chỉ giả bị triệt pháTheo báo cáo mới nhất của Reuters, một sàn giao dịch Bitcoin và cryptocurrency tại Hàn Quốc đã tuyên bố đóng cửa và nộp đơn xin phá sản vào hôm thứ 3 vừa qua. Quyết định vô cùng bất ngờ và khiến rất nhiều nhà đầu tư hoang mang, được công bố sau khi sàn giao dịch này bị hacker tấn công lần thứ 2 trong năm nay.
Sàn giao dịch có tên Youbit, đã từng bị hacker tấn công vào tháng 4 đầu năm và đánh cắp hơn 4.000 Bitcoin. Đây là sàn giao dịch nội bộ tại Hàn Quốc, do đó các nhà đầu tư nước ngoài có thể không biết đến. Tuy nhiên Hàn Quốc lại là thị trường Bitcoin lớn nhất trên thế giới.
Ngày hôm nay, Youbit đã đăng thông báo trên trang web của mình về việc bị hacker tấn công. Cuộc tấn công của hacker diễn ra vào lúc 4 giờ 35 phút sáng ngày thứ 3 theo giờ địa phương. Các hacker đã đánh cắp 17% tổng tài sản của sàn giao dịch này, số cryptocurrency khác được lưu trữ trong ví lạnh nên đã không bị đánh cắp.
Sàn giao dịch này đã ngay lập tức đóng cửa và dừng toàn bộ hoạt động. Sau đó, Youbit đã chính thức nộp đơn xin phá sản, do lo ngại các vấn đề về an ninh và bảo mật có thể sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Youbit cũng cho biết sẽ cố gắng hoàn trả lại số tiền đầu tư cho tất cả các khách hàng của mình. Tuy nhiên trước tiên các khách hàng sẽ chỉ nhận được khoảng 75% tổng tài sản, sau đó số tài sản còn lại sẽ được tiếp tục giải quyết.
Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc KISA đang tiến hành điều tra sự việc. Tổng số tiền thiệt hại vẫn chưa được công bố. Sự cố của sàn giao dịch Youbit càng khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về vấn đề bảo mật và an ninh mạng của sàn giao dịch.
Khi mà Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác ngày càng trở nên có giá trị, các sàn giao dịch chính là miếng mồi ngon đối với các hacker. Để tự bảo vệ mình, các nhà đầu tư nên tích trữ Bitcoin và các cryptocurrency khác trong ví điện tử, thay vì để một số tài sản lớn trên các sàn giao dịch.
Vụ việc xảy ra từ đầu năm nhưng giờ mới được phát hiện. Thủ phạm được cho là Triều Tiên đã tấn công sàn giao dịch Hàn Quốc và lấy đi 7 triệu USD tiền ảo.
" alt=""/>Sàn tiền ảo Bitcoin Hàn Quốc phá sản vì bị hacker tấn công